SEO đừng bỏ lỡ cách tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói

Chủ đề hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là việc tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói. Như trong bài viết của đồng nghiệp tôi có chia sẻ về xu hướng SEO cho năm 2018 thì đề cập đến tìm kiếm bằng giọng nói rất quan trọng. Cụ thể như thế nào, thực hiện ra sao…Tôi và các bạn cùng thảo luận về chủ đề này qua nội dung dưới đây, điều này đặc biệt quan trọng nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tận dụng ưu thế của loại hình tìm kiếm này.

Cách mọi người tìm kiếm thông tin trên mạng đang dần thay đổi. Ngày càng có nhiều người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại thông minh, máy tính bảng để tìm kiếm thông tin trên internet. Trình duyệt Siri là người bạn thân nhất của bạn nếu bạn đang sử dụng thiết bị của Apple, tìm kiếm bằng giọng nói của Google cũng phổ biến trên các thiết bị chạy Android và một số những ứng dụng giải lập của Microsoft cũng đã triển khai tìm kiếm bằng giọng nói trong thời gian gần đây.

Tìm kiếm bằng giọng nói Google voice search

Thống kê trong năm 2017 mà VietNet đưa ra được những con số đáng quan tâm, đó là có tới trên 60% người dùng tìm kiếm qua thiết bị di động, và con số này ngày càng tăng trong vài tháng gần đây. Việc này sẽ dẫn đến mọi người thường sử dụng giọng nói của họ hơn để tìm kiếm thay vì gõ trên màn hình dị động.

Điều này có nghĩa là các chuyên gia SEO cần phải bắt đầu suy nghĩ về nội dung và SEO theo một cách khác. Đó cũng là lý do gần đây ngày càng có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi diễn ra về tìm kiếm qua giọng nói: Cách làm như thế nào và phổ biến nội dung ra sao để nắm bắt được những cơ hội này.

Tìm kiếm bằng giọng nói – Một thế giới mới cho tìm kiếm

Rất nhiều thiết bị di động như điện thoại thông minh, thiết bị thông minh cho ngôi nhà của bạn có trợ lý của các ứng dụng kỹ thuật số như Siri, Cortana, Alexa và Google Assistant đang xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách mạnh mẽ.

Những thiết bị và công nghệ mới này giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng chỉ cần đặt câu hỏi và nhận lại thông tin từ thiết bị của họ. Điều này cho phép người dùng giao tiếp và tương tác tự nhiên hơn trên các thiết bị sử dụng đàm thoại bằng giọng nói. Giọng nói của bạn bây giờ có thể tìm kiếm bài nhạc, tìm kiếm nhà hàng, đặt hàng sản phẩm…
kết nối giữa các thiết bị khác nhau là một phần thú vị của công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói. Gần đây Google cũng muốn đẩy cao thị trường này khi liên tục có những cải tiến chính xác hơn, thao tác cho người dùng tìm kiếm bằng giọng nói trên các thiết bị được đơn giản hơn thông qua các ứng dụng như thanh tìm kiếm Chrome.

Cũng theo báo cáo xu hướng internet 2018 có đưa ra con số tìm kiếm bằng giọng nói nhanh chóng chiếm thị phần. Cụ thể vào năm 2015, đã có 1.7 triệu thiết bị thoại (các thiết bị giao tiếp bằng giọng nói) được phân phối. Năm 2016, con số đó đã tăng lên đến 6,5 triệu thiết bị. Đến cuối năm 2017, con số đó đã tăng lên 32.500.000 thiết bị thoại được phân phối.

Câu hỏi lớn cho các chuyên gia SEO là: Làm thế nào để tạo ra một nội dung và chiến lược SEO cho cách tìm kiếm mới này?

Làm thế nào để tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói?

Kể từ khi các công cụ tìm kiếm được giới thiệu lần đầu tiên vào giữa những năm 1990, người dùng đã học được cách tìm kiếm thông tin trên internet bằng máy tính. Không giống như cụm từ khóa tìm kiếm mà bạn nhập vào máy tính của mình, tìm kiếm bằng giọng nói mang tính giao tiếp và tự nhiên hơn. Tìm kiếm bằng giọng nói chủ yếu là trên điện thoại di động và thường tập trung vào địa phương, quốc gia mà bạn đang sinh sống.

Ví dụ: khi tôi đi du lịch đến Nha trang, khi đó điện thoại thông minh của tôi đã xác định được tôi đang ở đâu . Vì vậy, khi tôi tìm kiếm một nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi bằng giọng nói, điện thoại của tôi sẽ đưa ra một số kết quả tìm kiếm hàng đầu về nhà hàng, khách sạn đều tại Nha Trang.

Vì chúng có tính tương tác nhiều hơn, các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói cũng thường dài hơn các truy vấn tìm kiếm từ khóa văn bản điển hình.

Tìm kiếm từ khóa dài thống kê người dùng Google

Điều quan trọng cần nhớ là toàn bộ mục đích của những công nghệ mới này là để thiết bị cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất cho những người đang di chuyển. Để thực hiện việc này, các thiết bị cố gắng tìm các mẩu nội dung có thể nhận dạng được, nội dung thường phải cô đọng và phù hợp để phục vụ người tìm kiếm. Đây là một số mẹo có thể giúp bạn tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Hiểu được người dùng tìm kiếm những gì?

Theo Báo cáo xu hướng Internet 2018 , mọi người đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói cho rất nhiều các loại hình tìm kiếm. Với khoảng 22% tìm kiếm nội dung về thông tin địa phương, các doanh nghiệp địa phương (và các đơn vị làm SEO theo địa phương) cần bắt đầu chiến lược cho tìm kiếm bằng giọng nói theo địa phương.

Xác nhận danh sách doanh nghiệp của bạn trên Google

Nếu bạn chưa tuyên bố danh sách doanh nghiệp của bạn trên Google, bạn còn chờ gì nữa? Đã đến lúc! Xác nhận và tối ưu hóa doanh nghiệp của bạn trên Google là một cách tuyệt vời để Google hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp của bạn, như loại hình kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, Website và hơn thế nữa. Có lẽ tôi sẽ giửi đến cho bạn một bài viết chi tiết về Google địa điểm này trong một bài viết sắp tới.

Vì tìm kiếm bằng giọng nói có tính chất địa phương, việc thông tin doanh nghiệp của bạn được xác nhận trên Google sẽ giúp tăng cơ hội hiển thị khi tìm kiếm bằng giọng nói liên quan đến doanh nghiệp, vị trí hoặc loại hình kinh doanh tại địa phương của bạn.

Từ khoá đối thoại

Bây giờ từ khóa không còn chỉ là các từ khóa ngắn ngọn. Từ khoá trong thế giới tìm kiếm bằng giọng nói thường có đuôi dài và đề cập đến các cụm từ đàm thoại mà bạn cần nên thêm vào khi tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói. Tôi ví dụ một câu người dùng tìm kiếm “Giá vàng hôm nay có tăng không?”

Chiến lược từ khóa của bạn bây giờ phải mang tính giao tiếp hơn và bắt chước cách mọi người nói chuyện thật sự với nhau và đặt câu hỏi bằng lời nói. Bắt đầu suy nghĩ về các câu hỏi bạn nhận được khi khách hàng gọi cho bạn qua điện thoại để đặt câu hỏi về doanh nghiệp của bạn, sau đó bắt đầu ghi lại và ghi lại các từ họ thường sử dụng khi họ nói chuyện với đại diện dịch vụ khách hàng.

Khi bạn có danh sách các câu hỏi mà khách hàng của bạn đã cung cấp cho bạn qua điện thoại, sau đó bạn có thể bắt đầu tạo các trang nội dung tập trung vào các cụm từ tìm kiếm dài , có tính hội thoại hơn.

Câu hỏi thường gặp

Một cách tuyệt vời để sử dụng dữ liệu khách hàng là tạo ra các trang hỏi đáp tập trung vào những cụm từ khóa đuôi dài + đàm thoại. Cố gắng nhóm các câu hỏi phổ biến trên cùng một trang. Hãy đi tìm các câu hỏi và cụm từ tự nhiên thay vì các cụm từ khóa SEO cũ mà bạn có thể đã quen sử dụng. Nếu bạn cần tạo một số trang khác nhau để công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói có cơ hội để thu thập thông tin tốt hơn từ trang web của bạn, thì hãy sử dụng nó!

Ngoài ra, cần dự đoán thêm các câu hỏi trực tiếp từ người tìm kiếm. Các kiểu tìm kiếm như “Máy ảnh kỹ thuật số tốt nhất” sẽ bắt đầu biến mất, và tìm kiếm siêu đặc biệt sẽ trở nên phổ biến hơn. Ví dụ: ” Máy ảnh kỹ thuật số nào chụp hình đẹp mà giá tốt?” Cung cấp các câu trả lời nhanh gọn, ngắn gọn cho các câu hỏi mà người tìm kiếm bằng giọng nói yêu cầu.

Có thể đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng việc tạo ra các trang nhỏ và các đoạn nội dung trung tâm xung quanh các câu hỏi có nghĩa cụ thể mà mọi người yêu cầu không chỉ giúp trang web của bạn hiển thị tốt trong kết quả tìm kiếm bằng giọng nói mà còn tăng cơ hội xuất hiện trong Google “Đoạn giới thiệu nổi bật. Vị trí TOP 0 mà chúng tôi có nêu ra ở 9 xu hướng SEO 2018

Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (áp dụng các giản đồ chính xác ) để cung cấp cho các thiết bị tìm kiếm bằng giọng nói thậm chí còn nhiều thông tin hơn về trang web và nội dung của bạn. Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc từ schema.org là rất quan trọng đối với trang web của bạn, vì nó định nghĩa thông tin cụ thể hơn và giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng phân tích chính xác nội dung của bạn và hiểu ngữ cảnh của nó.

Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói không còn quá xa. Đã đến lúc người làm SEO nên bắt đầu tối ưu hóa các trang web của mình cho thế giới mới mẻ này. Có như vậy, bạn sẽ không bị bỏ lại ở phía sau.

Biên soạn: Lê Văn Phát

Kiến thức SEO /
Cách sử dụng google Analytics phát triển SEO

Cách sử dụng Google Analytics phát triển SEO

Cách tạo một trang Web tuyệt vời

Tạo một trang web tuyệt vời - 8 điều cần lưu ý

Thẻ Meta Description viết blog bởi VNG

Meta Description là gì? Tạo mô tả tìm kiếm cực tốt cho SEO

Thiết kế Website chuẩn SEO

Thiết kế Web chuẩn SEO cần những gì? Kiểm tra như thế nào

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.