Cách chặn xóa backlinks xấu khỏi Google (Hướng dẫn)

Có những trường hợp bạn muốn xóa backlinks khỏi Google.

Hoặc là vì bạn đã mua các backlinks từ một số công ty SEO không đáng tin cậy, tham gia trao đổi liên kết hoặc vì bạn đã mắc phải sai lầm khi xây dựng các liên kết không tự nhiên có chất lượng thấp cho trang web của mình.

Bất kể lý do gì, Google sẽ trừng phạt bạn bởi vì việc xây dựng liên kết không đúng tiêu chuẩn là vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu cách xác định các baclinks xấu và cách yêu cầu Google không tính đến các backlinks xấu trỏ đến trang web của bạn.

Cuối bài đăng, tôi sẽ cho bạn một số gợi ý về cách nhận các backlinks tốt mà không phải lo lắng về các hình phạt của Google.

Cách Xóa Backlink xấu

Tại sao xây dựng liên kết lại quan trọng?

Trước khi bắt đầu vào việc làm sạch trang web của bạn khỏi các backlinks xấu, hãy xem vài lý do ngắn gọn khiến xây dựng liên kết là một phần quan trọng trong quá trình SEO.

Khi người dùng nhập vào truy vấn tìm kiếm trong Google, thuật toán xếp hạng sẽ đánh giá hơn 200 tín hiệu để quyết định trang nào sẽ hiển thị ở vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Một trong những tín hiệu quan trọng nhất là PageRank.

Như Google đã nói lên, PageRank là ý kiến của Google về tầm quan trọng của trang dựa trên các liên kết đến từ các trang web khác.

PageRank Google

Nói cách khác, một trang web có các liên kết đến từ các trang web khác, được Google coi là một trang web tốt (những thứ khác bình đẳng – như nhau về SEO OnPage), thì nó có được vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Vì vậy, một cách tốt để cho Google biết bạn có một trang web chất lượng cao, thì cần đảm bảo là website đó có một số backlinks.

Tất nhiên, như chúng ta sẽ thấy bên dưới, đây không chỉ là cuộc cạnh tranh về những con số, tức là trang web có các backlinks chất lượng sẽ xếp hạng cao hơn chứ không phải trang web có số lượng backlinks nhiều hơn.

Ngoài ra, cần phải làm rõ việc xây dựng liên kết chỉ là một trong những yếu tố chủ lực của SEO OffPage.

Google trừng phạt một trang web như thế nào?

Như tôi đã nói ở trên phần giới thiệu, Google có thể trừng phạt một trang web vì xây dựng liên kết và cần phải giải thích lý do Google làm thế nào để trừng phạt một trang web.

Google có các hệ thống tinh vi có thể phân biệt giữa các backlinks không tự nhiên và backlinks tự nhiên được tạo cho mục đích duy nhất là tăng PageRank của một trang web.

Một vài ví dụ chúng ta thường cố gắng với 1 mục đích làm tăng pagerank là:

  • Mua liên kết từ các trang web, tạo hẳn chuyên mục liên kết hoặc blog khác nhau.
  • Bán liên kết.
  • Tham gia vào các chương trình trao đổi liên kết (tôi liên kết đến trang web của bạn và bạn liên kết với tôi).
  • Đăng bài của khách với số lượng liên kết từ khóa phong phú.
  • Xây dựng liên kết lớn (sử dụng các chương trình tự động để tạo liên kết – thường là trong các nhận xét trên trang web).

Google cố gắng bảo vệ chất lượng kết quả tìm kiếm của họ, với việc họ giới thiệu bản cập nhật Penguin vào tháng 4 năm 2012.

Bản cập nhật Penguin là một bộ quy tắc để đánh giá chất lượng của các backlinks.

Khi thuật toán tìm thấy một trang web có rất nhiều backlinks có chất lượng thấp (như mô tả ở trên), thì nó sẽ xóa trang web cụ thể khỏi chỉ mục của Google hoặc giảm giá trị của trang web đó (cho toàn bộ trang web hoặc cho một trang web cụ thể)

Nói cách khác, trang web mất tất cả thứ hạng và niềm tin của Google.

Trước đó, Google đã từng sử dụng thuật toán Penguin vài tháng một lần nhưng kể từ tháng 9 năm 2016, thuật toán này được tích hợp như một phần cốt lõi của thuật toán xếp hạng.

Điều này có nghĩa là các kiểm tra liên quan đến việc thực hiện xây dựng liên kết xấu là luôn luôn tồn tại.

Một trang web có thể được áp đặt một hình phạt tại bất kỳ thời điểm nào và nó cũng có thể được thực hiện xóa bỏ hình phạt đó (miễn là chủ trang web có hành động khắc phục được thực hiện và Google chấp nhận), mà không cần phải chờ Penguin cập nhật.

Sự khác nhau giữa các liên kết follow và nofollow là gì?

Một khía cạnh quan trọng khác của xây dựng liên kết là sự khác biệt giữa các liên kết follow và nofollow.

Khi Google đánh giá các liên kết trỏ đến một trang web, nó sẽ kiểm tra xem các liên kết này có thẻ nofollow hay không.

Các liên kết được nofollow là lời hướng dẫn cho Google không chuyển bất kỳ giá trị pagerank nào từ trang web này sang trang web khác.

Nói cách khác, nó giống như nói với Google không tính đến các liên kết đó cho mục đích xếp hạng.

Ví dụ: Nếu bạn đặt quảng cáo sử dụng văn bản trên trang web có liên kết trỏ tới các trang web khác, thì các liên kết đó sẽ là nofollow, nếu không Google có thể nghĩ rằng bạn đang bán liên kết.

Một ví dụ khác là khi bạn muốn liên kết đến trang web mà bạn không tin tưởng hoặc bạn không chắc chắn về chất lượng của trang web đó.

Một ví dụ điển hình là các liên kết được tìm thấy trong phần bình luận. Các liên kết này nên được nofollow bởi vì rất nhiều lần các liên kết đó được thêm bởi những người gửi bình luận rác và bot tự động.

Quan trọng: Tất cả các liên kết theo mặc định đều được follow. Để tạo một liên kết nofollow bạn cần thêm thuộc tính rel = “nofollow” vào liên kết như trong ví dụ dưới đây:

<a href="https://www.example.com" rel="nofollow"> Đây là liên kết nofollow </a>

Tại sao phải quan tâm đến việc follow và nofollow? Khi bạn đến quá trình tìm liên kết để xóa khỏi Google, bạn chỉ cần xem xét các liên kết được follow chứ không phải liên kết có thẻ nofollow vì các liên kết đó không thể gây hại cho trang web của bạn.

Cách tìm backlinks xấu

Những vấn đề tôi giới thiệu ở trên để cho thấy việc xây dựng liên kết rất quan trọng đối với bảng xếp hạng nhưng nếu bạn không biết mình đang làm gì, có lẽ nó sẽ tạo ra kết quả ngược lại.

Bạn có thể làm gì trong trường hợp này? Tìm và xóa các backlinks xấu.

Có hai cách để tìm các liên kết độc hại trỏ đến trang web của bạn.

Đầu tiên là phân tích thủ công các backlinks của bạn và xác định các liên kết xấu và cách thứ hai (nhanh nhất và đáng tin cậy hơn), là sử dụng công cụ phân tích.

Cách tìm backlinks xấu (theo cách thủ công)

Bước đầu tiên là đăng ký trang web của bạn với Google Search Console.

Trong bảng điều khiển có rất nhiều danh mục hữu ích, nhưng với nội dung bài viết này bạn sẽ quan tâm đến danh sách các liên kết trỏ tới trang web của mình, mà Google biết đến.

Danh sách bao gồm tất cả các loại liên kết (tốt và xấu, follow và nofollow).

Google sẽ không cho bạn biết liên kết nào tốt hay xấu, bạn sẽ phải xuất các liên kết trong bảng tính Excel và xem xét thủ công từng liên kết để quyết định xem liên kết tốt hay liên kết xấu.

Liên kết xấu sẽ được thêm vào tệp từ chối và được gửi tới Google (chi tiết về điều này bên dưới).

Các bước để phân tích liên kết của bạn theo cách thủ công:

Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console. Nếu bạn chưa làm điều này, bạn cần thêm và xác minh trang web của mình (tất cả các biến thể của tên miền – Ví dụ bạn XEM ẢNH NÀY để thấy vietnetgroup.vn có 4 biến thể).

Bước 2: Nhấp vào Lưu lượng tìm kiếm và sau đó nhấp vào Liên kết tới trang web của bạn từ menu bên trái.

Bước 3: Nhấp vào thêm để thấy được danh sách các liên kết đến.

Liên kết tới trang web của bạn

Bạn sẽ thấy danh sách tất cả các tên miền có liên kết trỏ đến trang web của bạn.

Bạn có thể nhấp vào bất kỳ tên miền nào để xem chi tiết trang nào trên trang web của bạn liên kết đến cũng như để xem được link bài viết trên tên miền đó liên kết đến trang của bạn

Tùy chọn: Bạn có thể nhấp vào Tải xuống bảng này để xuất chi tiết dưới dạng tệp CSV (trang tính Excel) hoặc Google Docs.

Tải xuống liên kết bảng này

Các thao tác trên là dễ dàng.

Những gì bạn cần làm bây giờ là phân tích mỗi liên kết và đưa ra quyết định về việc liệu bạn có muốn giữ nó hay không.

Một vài mẹo tôi gợi ý dưới đây để giúp bạn trong quyết định:

# 1 – Bạn có thể an toàn bỏ qua các liên kết từ các mạng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các liên kết đều “nofollow” và những liên kết đó không thể làm hại đến tên miền của bạn.

# 2 – Bạn có thể bỏ qua các liên kết đến từ các tên miền không còn tồn tại. Nó rất phổ biến khi nhấp vào một tên miền để xem các liên kết đến và tìm ra nó đã hết hạn hoặc không còn nữa.

Cần một thời gian để bảng điều khiển Google Search Console cập nhật dữ liệu và xóa liên kết đó đi.

# 3 – Không xóa liên kết chỉ vì chúng trông lạ. Nó là bình thường đối với mỗi trang web có thể sẽ có một số liên kết lạ trỏ đến nó. Ví dụ như các website về thống kê, lấy thông tin trang web.

# 4 – Đối với mỗi liên kết, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Mục đích duy nhất của liên kết là chuyển pagerank từ trang này sang trang khác?
  • Liên kết này có thêm giá trị thực vào bài viết hoặc trang web được đăng lên không?
  • Bạn có lo ngại liệu nhân viên của Google có đang xem xét chất lượng của liên kết này không?
  • Có được đăng trên một trang web chất lượng, có lượng truy cập hay chỉ là một trang web lưu trữ các bài viết có liên kết đi?
  • Có phải liên kết trong nhận xét mà không thêm bất kỳ giá trị nào vào chuyển đổi không? (ví dụ không nhận được Click đến)
  • Liên kết trong trang web có nhắm mục tiêu đến những người ở một quốc gia cụ thể không liên quan gì đến đối tượng mục tiêu của bạn không?

Không phải lúc nào cũng dễ dàng trả lời những câu hỏi này, đặc biệt là cho người mới bắt đầu làm quen với SEO.

SEO có kinh nghiệm có thể phát hiện các backlinks một cách dễ dàng. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm và muốn làm việc này một cách nhanh chóng hơn thì tôi giới thiệu với bạn một số tools có phí, để hỗ trợ bạn trong quá trình này.

2 Tools có thể giúp bạn xác định backlinks xấu tốt nhất:

  • SEMrush: Đây là tools có rất nhiều chức năng hay và giúp ích cho bạn trong việc làm SEO, đối với chức năng phân tích liên kết bạn hãy sử dụng chức năng Backlinks Audit của tools này, nó sẽ cho bạn thống kê đánh giá và gom những liên kết không đủ tin tưởng vào một danh sách.
  • Alexa: Khá phổ biến, công cụ này cũng giúp cho bạn có những phân tích cụ thể. Bạn có thể trải nghiệm nó với việc sử dụng bản dùng thử 29 ngày.

Làm thế nào để xóa những backlinks xấu đi?

Khi bạn xác định được các backlinks xấu nào cần xóa, bước tiếp theo là gửi yêu cầu tới Google để xóa chúng.

Tôi cần giải thích thêm vì có thể nó sẽ là câu thắc mắc khi bạn đọc, lẽ ra tôi nên dùng “loại bỏ backlinks”? Thuật ngữ xóa backlinks có thể hơi khó hiểu vì các liên kết sẽ không thực sự bị xóa khỏi Google hoặc từ web.

Khi tôi nói “xóa backlinks”, chúng tôi muốn đưa ra hướng dẫn cho Google không tính đến các liên kết đó khi chuyển pagerank từ trang web này sang trang web khác.

Các liên kết sẽ vẫn hiển thị trên Google Search Console nhưng chúng sẽ không được tính toán bởi thuật toán.

Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là thử và liên hệ với quản trị viên web và yêu cầu họ xóa liên kết hoặc thêm thẻ nofollow để không có pagerank nào được chuyển.

Trong phần lớn các trường hợp, điều này rất khó nhưng đó là một bước cần thiết bạn cần thực hiện trước khi tiếp tục bước tiếp theo.

Bước 2: Loại bỏ các trang có backlinks xấu trỏ đến chúng. Đây không phải là giải pháp tốt nhưng đó là một bước bổ sung mà bạn có thể thực hiện (với Bước 3 bên dưới).

Cách dễ nhất để ‘thoát khỏi’ trang là thay đổi URL hoặc hủy xuất bản URL để Google sẽ gặp lỗi 404 (không tìm thấy) khi cố gắng truy cập trang đó.

Bước 3: Khi mọi cả 2 bước trên thực hiện không thành công, hãy sử dụng công cụ từ chối liên kết của Google.

Công cụ từ chối từ chối của Google là gì?

Công cụ từ chối liên kết của Google là một tính năng nâng cao và bạn nên sử dụng nó một cách thận trọng. Google cũng có cảnh báo

Google khuyến cáo từ chối liên kết

Như đã nêu bởi Google, nếu được sử dụng không chính xác, nó có thể gây hại nhiều hơn cho trang web của bạn hơn là tốt.

Về cơ bản, công cụ từ chối liên kết của Google là một tính năng cho phép bạn tải tệp lên Google bằng danh sách các liên kết mà bạn không muốn Google tính đến.

Chuẩn bị tập tin từ chối (Hướng dẫn sử dụng)?

Lấy danh sách các liên kết được xác định từ các bước trên và thêm chúng vào tệp .txt bằng công thức sau:

Sử dụng # ở phía trước của một dòng để thêm bất kỳ ghi chú nào.

Khi bạn muốn từ chối một URL cụ thể, hãy thêm liên kết đầy đủ đó là http://example.com/link1.html

Khi bạn muốn từ chối TẤT CẢ các liên kết từ một miền cụ thể, sử dụng định dạng này: domain: example.com.

Dưới đây là ví dụ về tệp từ chối được định dạng tốt:

Ví dụ tệp từ chối liên kết

Hướng dẫn gửi tệp từ chối tới Google

Khi tệp của bạn đã sẵn sàng, hãy lưu nó dưới dạng .txt và sau đó chuyển đến công cụ Google Disavow.

Chọn tên miền của bạn từ danh sách và nhấp vào TỪ CHỐI LIÊN KẾT

Từ chối liên kết Search console

Nhấp lại vào LIÊN KẾT DISAVOW để xác nhận rằng bạn muốn sử dụng tính năng nâng cao này của bảng điều khiển tìm kiếm của Google.

Nhấp vào CHỌN TỆP để chọn tệp từ chối và sau đó nhấp vào CHẤP NHẬN. Hình ảnh dưới đây ví dụ website của chúng tôi đã từ chối liên kết

Gửi tệp từ chối liên kết

Sau khi được gửi chính xác, Google sẽ cung cấp cho bạn bản tóm tắt về số lượng liên kết được xử lý trong tệp và các tùy chọn tải lên tệp mới hoặc tải xuống tệp hiện có của bạn.

Vậy đó, bây giờ bạn đã yêu cầu từ Google không tính đến các backlinks xấu trỏ đến trang web của bạn.

Tôi đã gửi một tệp từ chối nhưng thứ hạng của tôi không cải thiện, tại sao?

Đó là một câu hỏi rất phổ biến và câu hỏi không có câu trả lời chính xác.

Có nhiều lý do là tại sao trang web của bạn có thể không xếp hạng cao trên Google.

Khi bạn mất lòng tin của Google thì mọi thứ khác trở nên khó khăn hơn.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là không tham gia vào các hành động có thể đưa trang web của bạn vào trong tầm ngắm của Google.

Yêu cầu Google xóa liên kết khỏi tiểu sử của bạn, đó chỉ là một hành động mà bạn có thể thực hiện.

Bạn có thể làm nhiều điều khác là đảm bảo rằng trang web của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao do Google xác định, tiếp tục xuất bản nội dung xứng đáng để nhận liên kết và cố gắng nhận các liên kết tự nhiên sẽ không khiến bạn gặp rắc rối.

Cuối cùng, nếu bạn đã mất thứ hạng của mình và có rất nhiều backlinks xấu trỏ đến trang web của bạn thì có thể có một lựa chọn tốt hơn đó là xây dựng lại từ đầu với một tên miền mới thay vì cố gắng sửa chữa một tình huống không thể đảo ngược được tình thế.


KẾT LUẬN

Khi bạn thực hiện theo các nguyên tắc quản trị của Google và tập trung vào việc tạo trang web cung cấp giá trị cho người dùng, thì bạn không phải lo lắng về việc xóa các backlinks xấu khỏi Google.

Các thuật toán của Google đủ thông minh để phân biệt giữa các liên kết spam và liên kết được xây dựng nhằm mục đích duy nhất là lừa đảo hệ thống xếp hạng của chúng.

Có những trường hợp mặc dù một công ty bạn thuê đã làm điều gì đó sai hoặc bạn đã làm điều gì đó sai trái mà không biết điều đó.

Trong những trường hợp như vậy, việc thực hiện kiểm tra thường xuyên danh sách backlink của bạn là điều nên làm

Nó có thể giúp bạn xác định các liên kết gây tổn hại cho tên miền của bạn và khi đó các liên kết này được gửi để xóa bằng cách sử dụng công cụ từ chối liên kết của Google.

Quá trình này rất đơn giản:

  • Xác định các liên kết có khả năng độc hại.
  • Thêm các liên kết đó vào tệp .txt (được định dạng theo nguyên tắc của Google).
  • Gửi tệp cho Google bằng công cụ từ chối.

Một lời khuyên cuối, khi nói đến hình phạt của Google, phòng ngừa luôn là cách chữa trị tốt hơn.

Hãy cẩn thận về những người bạn thuê để làm SEO, hãy chắc chắn rằng họ sử dụng thực hành mũ trắng và bạn biết chi tiết cách thức và từ thời điểm họ có kế hoạch xây dựng backlinks cho trang web của bạn và cho mục đích gì.

Biên soạn: Phong Vũ

Gợi ý đọc thêm hướng dẫn từ Google về từ chối liên kết ngược (Cuối bài tôi mới thêm gợi ý này vào vì tôi muốn bạn đọc những lời giải thích thêm của tôi)

Kiến thức SEO /
Cách chọn thuê SEO ngoài

[Đáp gọn] Cách thuê SEO ngoài không lo mất chi phí

Công Việc quản lý digital marketing

Xây dựng chiến lược digital marketing. Công việc của người quản lý

Thẻ Meta Description viết blog bởi VNG

Meta Description là gì? Tạo mô tả tìm kiếm cực tốt cho SEO

Thiết kế Website chuẩn SEO

Thiết kế Web chuẩn SEO cần những gì? Kiểm tra như thế nào

  1. Trực says: Trả lời

    Bài viết rất chi tiết và sâu sắc, cảm ơn bạn

    1. Phong Vũ says: Trả lời

      Cảm ơn bạn ! Hy vọng những nội dung chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.